Vốn điều lệ là gì?
Khi thành lập công ty cũng như khi một ai đó muốn biết về quy mô của công ty thì người ta thường quan tâm tới vốn điều lệ của công ty là bao nhiêu. Từ đó có các đánh giá về công ty đó một cách chính xác. Nhưng một số người có sự nhầm lẫn giữ vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân biệt rõ được thế nào là vốn điều lệ của công ty.
I. Bản chất của vốn điều lệ
Vố điều lệ chính là số vốn mà các thành viên cam kết góp vào để tạo nên nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Vố điều lệ được ghi trong điều lệ của công ty và được ghi trong nội dung giấy phép đăng kí kinh doanh của công ty. Vốn điều lệ có thể được góp bằng nhiều hình thức như góp tiền mặt, chuyển khoản, góp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công nghệ và một số loại hình khác.
Vốn điều lệ trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chính là số vốn mà chủ doanh nghiệp phải góp và nó được ghi trong giấy phép kinh doanh của công ty. Số vốn này phải được góp đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Vốn điều lệ này là căn cứ để tính bậc thuế môn bài phải nộp hằng năm.
Vốn điều lệ ở công ty trách nhiệm hữu hạn chính là số vốn mà các thành viên tham gia cam kết góp đúng và đủ trong một thời gian 90 ngày. Vốn điều lệ này sẽ quyết định quyền và chức danh của các thành viên trong công ty, quyết định tổng giám đốc là người có số vốn cao nhất trong công ty.
Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ là số vốn được các cổ đông góp trong 90 ngày và cũng được ghi trong điều lệ công ty. Các cổ đông sẽ được cấp giấy chứng nhận gốp vốn và được hưởng lợi nhuận theo số vốn mình đã góp.
II. Tầm quan trọng của vốn điều lệ
Vốn điều lệ là nguồn vốn được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có vốn điều lệ thì các hoạt động sản xuất ban đầu của công ty mới được triển khai.
Đối với các công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần thì vốn điều lệ là căn cứ để xác định tỷ lệ chia lợi nhuận trong công ty.