Tháng cô hồn và những điều cấm kỵ cần biết

Trong quan niệm dân gian thì tháng 7 âm lịch hằng năm được gọi là tháng cô hồn. Trong tháng này, mọi nhà đều tránh làm một số việc để không mang lại xui xẻo cho gia đình mình. Vậy quan niệm này bắt nguồn từ đâu và các điều kiêng kị cần làm là gì. Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu nhé!

Tháng cô hồn là gì

I. Nguồn gốc của tháng cô hồn

Tháng cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Họ quan niệm rằng tháng 7 hằng năm là ngày diêm vương mở của quỷ môn quan cho ma quỷ ở dưới cõi âm đi lên trần gian. Chính vì thế mà trong tháng 7 này, các cô hồn sẽ vất vưởng trong nhân gian và có thể gây ra nhiều tai họa cho nhân gian. Sau đó đến ngày rằm tháng 7 hằng năm, diêm vương sẽ bắt các cô hồn này lại.

Chính vì thế, chúng ta thường thấy trong tháng 7 hằng năm thường có lễ cúng các cô hồn với các món như chè, bỏng ngô, khoai luộc. Ngoài ra, một số gia đình còn đốt thêm quần áo,vàng mã cho các cô hồn.

II. Những điều cấm kỵ trong tháng cô hồn

Trong tháng cô hồn này thì có một số việc làm nên kiêng để tránh tai họa rước vào nhà.

Việc đầu tiên đó là chúng ta không nên đi quá khuya vào buổi đêm, vì thời gian này là thời gian hoạt đông mạnh củ các cô hồn. Nếu đi quá khuya sẽ bị cô hồn bám theo. Và đặc biệt, khi đi đêm không nên gọi to tên của nhau. Các cô hồn sẽ nhớ tên và bắt đi.

Điều kiêng kị nữa là chúng ta không nên phơi quần áo ban đêm ở bên ngoài trời. Vì các cô hồn sẽ mượn quần áo của chúng ta. Khi chúng ta mặc lại sẽ gây ra nhiều điều xui xẻo.

Trong tháng cô hồn cũng không nên tùy tiện đốt tiền vàng mã. Vì các cô hồn đói rách khi thấy vàng mã sẽ đeo bám theo bạn.

Trong quan niệm dân gian thì gốc cây đa cây đề là nơi trú ngụ củ các oan hồn vất vưởng. Chính vì thế mà chúng ta không nên đứng dưới gốc cây đa cây đề vào buổi đem tối. Tránh bị oan hồn bắt đi.

Bên cạnh đó, vào tháng này là tháng ông ngâu bà ngâu nên mọi nhà cũng thường không tổ chức lễ cưới hỏi trong tháng này.