Tết hàn thực là gì

Khi nghe tới tết hàn thực thì nhiều người vẫn còn cảm thấy xa lại nhưng khi nói đến tết bánh trôi bánh chay thì được rất nhiều người biết đến vì tục bánh trôi bánh chay của người dân Việt Nam hiện nay vẫn còn được duy trì ở một số vùng miền. Nhưng ít ai biết đến nguồn gốc của tết hàn thực này từ đâu và ý nghĩa tên gọi  của nó là gì. Vì vậy, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Tết hàn thực là gì

I. Nguồn gốc của tết hàn thực

Tết hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo như tương truyền, thời nhà Tấn, khi vua gặp nạn phải đi lưu vong ở nhiều nước, có một vị trung thần đã luôn luôn bên cạnh và chăm lo cho từng miếng ăn giấc ngủ, thậm chí hi sinh cả thân mình. Khi giành lại được giang sơn, vị vua này lại quên không nhớ đến công lao thủa hàn vi của ông. Ông không trách móc gì mà chọn lui về ở ẩn trong rừng. Khi vua nhớ ra và muốn đưa ông về kinh để trọng thưởng nhưng ông lại không màng tới vinh hoa phú quý. Vị vua muốn đưa bằng được ông về nên đã sai quân lính đốt rừng để cho ông ra mặt. Tuy nhiên, ông đã chọn chết trong rừng chứ nhất định không lộ diện. Chính vì cái chết này của ông khiến cho nhà vua vô cùng hối hận về việc làm của mình. Ông ban lệnh hằng năm, vào ngày 3/3 âm lịch, tất cả mọi nhà đều không được đốt lửa và ăn đồ ăn đã nấu sẵn từ trước.

Cái tên hàn thực bắt nguồn từ đây. “hàn” có nghĩa là lạnh, “thực” là thức ăn. Hàn thực có nghĩa là ăn thức ăn lạnh.

II. Tết hàn thực ở Việt Nam

Khi được du nhập về Việt Nam, chúng ta cũng lấy ngày 3/3 để làm ngày tết hàn thực. Nhưng tết hàn thưc ở Việt Nam lại được kết hợp với tết bánh trôi bánh chay. Vào những ngày này, nhiều nhà thường làm món bánh trôi, bánh chay để dâng lên tổ tiên như một hành động tỏ lòng thành đối với tổ tiên.

Và trong những ngày này thì mọi nhà vẫn nấu ăn và dùng lửa bình thường.

Đó là sự khác biệt về tết hàn thực của nước ta so với Trung quốc