Tết đoan ngọ là gì?

Tết đoan ngọ là một trong những ngày tết ở Việt Nam. Tết ngày diễn ra vào ngày 5/5 hằng năm. Nó còn có tên gọi khác là tết diệt sâu  bọ. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ý nghĩa của ngày tết đoan ngọ.

Tết đoan ngọ là gì?

1. Nguồn gốc của tết đoan ngọ

Tết đoan ngọ có nguồn gốc từ một câu chuyện xa xưa. Năm đó, người dân đang ăn mừng vì vụ mùa sắp cho thu hoạch bội thu thì bỗng nhiên sâu bọ kéo đến rất nhiều và phá hoại mùa màng. Làm cho nông sản bị hư hại hết. Lúc này, có một ông lão đi đến và đã chỉ cho người dân cách lập một lễ cúng có bánh tro và các loại hoa quả. Sau đó người dân đã làm theo lời ông lão dặn, quả nhiên lũ sâu bọ một lúc sau lăn ra chết hết. Từ đó, cứ vào ngày 5/5 là mọi người mọi nhà lại làm lễ cúng với mục đích diệt hết lũ sâu bọ phá hoại mùa màng.

Sở dĩ nó có tên là tết đoan ngọ vì lễ được cúng vào giờ ngọ.

2. Các món ăn trong ngày tết đoan ngọ

Trong những ngày này, có rất nhiều món ăn. Các món ăn đã được cải thiện từng ngày và được bổ sung thêm một số món so với trước do điều kiện đầy đủ hơn. Nhưng có một số món ăn vẫn còn được duy trì cho đến ngày nay đó là món rượu nếp.

Rượu nếp được làm từ gạo nếp xay vẫn còn áo gạo. Sau đó được nấu chín và trộn với men rượu. Đem ủ trong chỗ kín là sau 3 ngày có thể ăn. Rượu nếp thơm và có vị cay, mọi nhà thường ăn trong buổi sáng với quan niệm có thể diệt hết giun sán trong bụng.

Món thứ 2 phải kể đến đó là món bánh tro. Đây là món ăn truyền thống từ thời ông cha. Bánh tro có vị ngọt thơm và dẻo của gạo nếp.

Món không thể không nhắc đến nữa là món thịt vịt nấu măng. Theo quan niệm của người xưa thì thời điểm này là lúc vịt ngon nhất. Thịt vịt mềm và ngọt. Chính vì thế, trong những ngày hè oi nóng, món thịt vịt nấu măng có tác dụng giải nhiệt và mát bổ.

Trong những ngày này còn là mùa của quả vải thiệu, quả mận. Chính vì thế, trong những ngày này nhà nào cũng mua những chùm vảo thiều chín đỏ về để làm lễ cúng.