Loạn thị là gì?
Ngày nay, tỷ lệ người mắc các tật về mắt ngày càng tăng cao cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Các tật về mắt ở các mức độ nặng đến nhẹ. Có 3 tật về mắt phổ biến là tật cận thị, viễn thị và loạn thị. Chứng loạn thị thường ít gặp và không được nhắc đến nhiều. Vậy chúng ta đã hiểu thế nào về chứng loạn thị này?
I. Triệu chứng của bệnh loạn thị
Loạn thị là một tật khúc xạ có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Loạn thị xảy ra khi ảnh của vật không rơi đúng điểm vàng trên võng mạc mà khi thì rơi vào trước khi thì rơi sau võng mạc. Từ đó làm cho mắt không thể nhìn thấy rõ vật xung quanh.
Nguyên nhân dẫn tới loạn thị có thể do giác mạc bị biến dạng hoặc do độ cong của thủy tinh thể không đều dẫn tới ảnh hội tụ không đúng điểm vàng.
Loạn thị có thể do di truyền. Nếu bố mẹ bị loạn thì thì nguy cơ con bị loại thị rất cao. Hoặc có thể do người đó bị tật cận thị hoặc viễn thị quá nặng thì cũng có thể dẫn tới loạn thị.
Loạn thị làm cho người nhìn cảm thấy hình ảnh xung quanh bị mờ. Khi điều chỉnh ở mọi khoảng cách thì hình ảnh vẫn bị mờ. Khi nhìn cần phải nheo mắt để điều tiết. Người bị loạn thị thường cảm thấy nhức mắt và mỏi mắt, thường xuyên chảy nước mắt.
II. Phương pháp điều trị loạn thị
Loạn thị tùy từng mức độ khác nhau mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Nếu loạn thị ở mức độ nhẹ thì không cần điều trị. Nếu ở mức độ vừa thì có thể tìm tới giải pháp đó là kính thuốc. Kính sẽ làm cho ảnh rơi đúng vào võng mạc, giúp cho người đeo kính có thể nhìn thấy vật rõ ràng hơn.
Trong trường hợp bị loạn thị nặng thì chúng ta có thể tìm tới phương pháp phẫu thuật.
Tật loạn thị nên được điều trị sớm, nếu để lâu dài mắt sẽ dẫn tới nhược thị và càng ngày càng nhìn mở hơn. Nặng thì có thể dẫn tới vĩnh viễn không nhìn thấy gì.
Để giữ đôi mắt khỏe mạnh thì chúng ta cần phải có chế độ làm việc hợp lí. Tạo thời gian cho mắt nghỉ ngơi, không nên sử dụng điện thoại và mấy tính trong nhiều giờ, không nên nhìn quá sát vào màn hình.