Lạm phát là gì
Chúng ta thường nghe nhiều đến từ lạm phát và hiểu được nôm na đó là hiện tượng mất giá trị của đồng tiền trong lưu thông. Nhưng để hiểu rõ những tác động của lạm phát đối với nền kinh tế ra sao thì hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Bản chất của lạm phát
Lạm phát là sự trượt giá của đồng tiền hay chính là sự gia tăng giá của hàng hóa dịch vụ chung trong nền kinh tế. Khi đó giá trị của một loại đồng tiền bị giảm sút và trao đổi được ít hàng hóa hơn so với thời gian trước đó.
Có 3 loại lạm phát đó là: lạm phát tự nhiên đó là kiểu lạm phát tất yếu xảy ra theo thời gian, nó thường dao động từ 0-10%. Lạm phát phi mã là lạm phát xảy ra nhanh và ảnh hưởng lớn tới giá trị của đồng tiền, khoản dao động từ 10-1000%. Siêu lạm phát là cấp lạm phát cao nhất, lạm phát này ở cấp độ không thể kiểm soát và đồng tiền mất đi nhiều giá trị.
Bên cạch đó thì còn có khái niệm thiểu phát: đó là lạm phát ở một mức độ thấp.
II. Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế
Chỉ số lạm phát được tính toán dựa trên các con số thống kê của các cơ quan cục thống kê, các cơ quan kinh tế thông qua việc thu thập và tính toán các số liệu về giá của các hàng hóa và dịch vụ trên một diện rộng trong một khoảng thời gian nhất định.
Lạm phát có tính hai mặt, vừa có lợi, vừa có hại cho nền kinh tế của một quốc gia.
Lạm phát tự nhiên sẽ thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển, kích thích tiêu dùng và giải quyết được các vấn đề việc làm, giảm nghèo đói.
Bên cạnh đó, nếu lạm phát ở mức cao thì cũng làm cho nền kinh tế đó suy thoái. Sự chênh lệch giữa thu nhập thự tế và thu nhập danh nghĩa tăng cao, làm cho thu nhập thực tế của người làm công giảm đi, đời sống trở nên khó khăn khi đồng tiền mất giá.Lạm phát làm cho sự phân cách giàu nghèo trở nên rõ rệt hơn và nhanh chóng suy thoái xã hội, tạo nên sự bất bình đẳng.
Lạm phát là một điều taqats yếu trong nền kinh tế thị trường. Các quốc gia luôn mong muốn kiểm soát được tỷ lệ lạm phát trong mức tự nhiên để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững.