Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Chuẩn và Đầy đủ Mới Nhất 2021

Nằm trong top những ngôn ngữ khó học nhất thế giới, tiếng Việt hay tiếng mẹ đẻ của người Việt Nam là một ngôn ngữ đa dạng, được khá nhiều bạn bè ngoại quốc quan tâm. Bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Việt để cùng hiểu thêm về ngôn ngữ này nhé.

1.Tìm hiểu chung về tiếng Việt.

Để có thể học tập làm việc giao tiếp thành thạo tiếng việt, bạn cần nắm vững hệ thống gồm 29 chữ cái tiếng việt, 5 dấu thanh điệu(  thanh bằng, thanh ngã, thanh hỏi, thanh huyền, thanh sắc, thanh nặng) và 10 chữ số ( 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0). 29 chữ cái bao gồm chữ cái lớn (chữ in hoa, viết hoa, chữ hoa), chữ cái nhỏ (chữ thường, chữ viết thường, in thường). đây là một con số không qua lớn để người lần đầu tiên tiếp xúc tiếng việt để bắt đầu học nhưng cũng không quá nhỏ để có thể nắm vững nhanh chóng. Các bạn tham khảo dưới đây:

Ngoài ra, ta dễ dàng bắt gặp những chữ cái tiếng việt cách điệu nghệ thuật góp phần làm đẹp thêm cho ngôn ngữ này. Chúng có thể được dùng để trang trí gây bắt mắt, và được thể hiện bởi hình ảnh màu sắc phù hợp, minh họa bởi những hình ảnh thú vị ngộ nghĩnh, giúp cho các bé có hứng thú trong việc học tập, các bạn học sinh sinh viên có thể ghi chú những thông tin quan trọng hữu ích.

Dưới đây mình xin liệt kê bảng chữ cái và cách đọc dễ hiểu nhất:

STT Chữ cái thường Chữ viết in hoa Tên chữ Cách đọc
1 a A a a
2 ă Ă á á
3 â Â
4 b B bờ
5 c C cờ
6 d D dờ
7 đ Đ đê đờ
8 e E e e
9 ê Ê ê ê
10 g G giê giờ
11 h H hát hờ
12 i I i/i ngắn i
13 k K ca ca
14 l L e-lờ lờ
15 m M e mờ mờ
16 n N e nờ nờ
17 o O o o
18 ô Ô ô ô
19 ơ Ơ ơ ơ
20 p P pờ
21 q Q cu/quy quờ
22 r R e-rờ rờ
23 s S ét-xì sờ
24 t T tờ
25 u U u u
26 ư Ư ư ư
27 v V vờ
28 x X ích xì xờ
29 y Y i/i dài i

2. Nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt

Trong hệ thống bảng chữ cái tiếng việt, chúng ta sẽ bắt gặp bao gồm 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư. Đồng thời con có sự xuất hiện của ba nguyên âm đôi có cách viết: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.

STT Nguyên âm Cách phát âm Ví dụ
1 a Ba, má
2 ă Phát âm ra âm a ngắn, bật nhanh Mắt, bắt
3 â Phát âm ơ ngắn, nhanh Bất, tất
4 e Lưỡi đưa ra trước Bé, ve
5 ê Lưỡi đưa ra trước Bê, lê
6 i Lưỡi đưa ra trước Quả bí, viên bi
7 y Phát âm gần giống âm “i” Yên bình
8 o Tròn miệng lưỡi lùi về sau và tròn môi. Bò, cho
9 ô Lưỡi lùi về sau và tròn môi. Bố, ô tô
10 ơ Tương tự âm â, tuy nhiên âm ơ dài hơn Bơ, mơ
11 u Lưỡi lùi về sau và tròn môi. Tu hú
12 ư Tư tưởng
13 Phát âm bắt đầu bằng i sau đó trượt nhanh xuống ê Tiếng ca
14 Phát âm bắt đầu bằng u sau đó trượt nhanh xuống ô Ghen tuông
15 ươ Phát âm bắt đầu bằng ư sau đó trượt nhanh xuống ơ Tư tưởng

Một số lưu ý khi đọc các âm:

“A” và “ă” là hai nguyên âm có khẩu hình miệng đặt lưỡi phát âm tương tự, khá giống nhau

Âm “ơ” và “â” tương tự nhau về âm thanh, âm “ơ” dài hơn âm “â”

Với các nguyên âm ư, ơ, ô, â, ă , đây là các nguyên âm khá đặc biệt vì có dấu, chúng không có trong bảng chữ cái tiếng anh. Vì vậy đối với người nước ngoài khi theo học tiếng Việt thì đây là một khó khăn rất lớn và chúng cũng đặc biệt khó nhớ nếu bạn không chú ý học nghiêm túc.

Một điểm khác của các nguyên âm tiếng việt khác với tiếng anh nữa đó là các nguyên âm đơn trong tiếng việt thuần chủng chỉ xuất hiện một mình đơn độc trong các âm tiết và chúng không lặp lại gần nhau ở cùng một vị trí. Còn trong tiếng anh bạn dễ dàng tra được các từ, cụm từ chứa các nguyên âm giống nhau, thậm chí xuất hiện nhiều lần ở cùng một vị trí. Lấy ví dụ gồm các từ như tree, see, three,… còn đối với tiếng việt không thuần chủng, bởi vì vay mượn ngôn ngữ nước ngoài nên ta cũng có thể gặp ở một số trường hợp cụ thể quần soóc, kính coong, cái soong…

Đặc biệt chú ý rằng hai âm “â” và “ă” không bao giờ đứng riêng một mình trong từ, chữ tiếng việt.

3. Phụ âm trong tiếng Việt

Phụ âm trong tiếng việt bao gồm:

17 phụ âm trong bảng chữ cái b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x

Ngoài ra còn có các phụ âm ghép chuẩn là: ch, gh, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr, gi và qu.

STT Phụ âm Ví dụ STT Phụ âm Ví dụ
1 b Bé bi, bánh bèo 15 t Tình yêu, tình cảm
2 c Con cá, con cua 16 v Ví von, văn vẻ
3 d Con dê, quả dứa 17 x Xinh xắn
4 đ Cơn đói, đánh đập 18 ch Chim, chó con
5 g Giữ gìn 19 gh Ghét, ghớm
6 h Ca hát, hát hò 20 kh Khó khăn, khuyến khích
7 k Kim chỉ 21 nh Nhím, nhí
8 l Lươn lẹo. lanh lợi 22 ph Phúc
9 m Minh mẩn, mỏng manh 23 th Thương, thân
10 n Níu kéo, năn nỉ 24 tr Trời, trăng
11 p pin 25 gi Giữ gìn
12 q Quên, quýnh 26 qu Quẫn bách
13 r Rắn rỏi, rùng rợn 27 ng Ngăn nắp, ngăn cản
14 s Sắn, hoa sen 28 ngh Lắng nghe, nghỉ ngơi

4. Các lưu ý khi học bảng chữ cái tiếng Việt

Từ cách đọc và ví dụ về các từ ngữ chứa phụ âm nguyên âm khi dạy phát âm, tùy vào đối tượng là trẻ em hay người nước ngoài muốn học bảng chữ cái tiếng việt, giáo viên cần mô phỏng khẩu hình miệng. Nó đóng vai trò rất quan trọng để có thể phát âm chuẩn tiếng việt, đòi hỏi người học cần có một trí tưởng tượng phong phú. Cũng giống như tiếng anh nhịp điệu và ngữ điệu tiếng việt là yếu tố không thể thiếu để mỗi người có thể phát âm và mô phỏng nó chuẩn nhất. để làm được điều đó người học cần có tính kiên trì, nhẫn nại và chăm chỉ luyện tập thường xuyên.

Tuy nhiên dù đối với bất kì đối tượng nào, việc học tiếng Việt sẽ trở nên dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều nhờ một số lưu ý sau:

– Học bảng chữ cái tiếng Việt qua hình ảnh âm thanh: nghiên cứu cho thấy não bộ con người tiếp nhận hình ảnh và âm thanh tốt hơn việc đọc một ngôn ngữ khô khan và không có cảm xúc. Hãy thử ngồi nghe một bài hát, một bài thơ bạn sẽ ngạc nhiên về cách học này vì nó tiếp thu rất nhanh. Cách học này phù hợp với ngững bạn yêu mơ mộng và muốn nhàn nhã hơn trong việc học. vì nó vừa học cũng là cách để thư giãn não bộ tuyệt vời.

– Học qua việc viết lặp đi lặp lại ra giấy: cách lặp lại nhiều lần sẽ giúp não bộ ghi nhớ sâu hơn các từ và âm. Cách học này phù hợp với những người nghiêm túc, chăm chỉ

5. Lịch sử hình thành tiếng Việt

Tiếng việt hiện nay mà người việt nam sử dụng là dùng bảng chữ cái Lating dùng thêm các dấu thanh. Nó còn có tên gọi khác với cái tên thân thương- tiếng mẹ đẻ, tên trang trọng chữ Quốc ngữ. nó là ngôn ngữ của hơn 85% dân cư nước Việt, là ngôn ngữ phổ thông, ngôn ngữ thứ hai của bộ phân dân tộc thiểu số.

Quá trình hình thành tiếng Việt đã trải qua hàng nghìn năm gắn bó bền chặt với lịch sử thăng trầm xây dựng bảo vệ tổ quốc và phát triển nước nhà. Vì vậy hiện nay ngôn ngữ mà chúng ta đang sử dụng vẫn chiếm một bộ phân lớn vay mượn từ nước ngoài. Quan trọng nhất là vay mượn của chữ Hán. Ngoài ra còn vay mượn của các nước như Pháp, Nhật, Anh,…

Trong suốt thời gian bị nước Hán xâm lược, đặc biệt là hơn 1000 năm Bắc thuộc, dân cư Việt Nam đã tiếp xúc với ngôn ngữ và nền văn hóa người Hán, dẫn đến những năm dành độc lập sau đó chúng ta vẫn sử dụng ngôn ngữ này trong học tập thi cử, coi Hán tự là ngôn ngữ chính thức. Tuy nhiên giai đoạn này người dân Việt đã tạo ra được tiếng nói riêng – chữ Nôm được tạo ra trên cơ sở của tiếng Hán. Từ đây hai bộ phân ngôn ngữ tiếng Hán và Nôm phát triển song song. Đặc biệt là sự phát triển của chữ Nôm, đánh dấu cho việc ra đời một ngôn ngữ mới có vị thế và là ngôn ngữ riêng của một dân tộc, một quốc gia.

Cho đến sự kiện hình thành chữ Quốc ngữ gắn liền với sự truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây. Một loại chữ đã được xây dựng dựa trên nguyên tắc ghi âm lại từ các chữ cái Latin- một ngôn ngữ được sử dụng rất lâu ở châu Âu. Cùng với sự áp đặt của chế độ thực dân Pháp, ngôn ngữ mới này đã chiến thắng việc dùng chữ Hán. Những ngày đầu đây là một ngôn ngữ xa lạ lạnh nhạt dù đã được các giáo sĩ phương Tây ra sức truyền đạt, tuy nhiên nó dần được đón nhận. Đặc biệt sau các phong trào chính trị lên tiếng kêu gọi nhân dân đứng lên vì tương lai đất nước, đưa việc dùng chữ quốc ngữ lên hàng đầu, như phong trào diễn ra ở đầu thế kỉ 20- mang tên Đông Kinh nghĩa thục. Từ đây những tài liệu bao gồm sách báo do các phong trào này phát hành đã được người dân đón nhận, và phổ biến khác rộng. bên cạnh đó thời kì này đứng trước sự xâm lược của thực dân Pháp đã dẫn đến những sự tiếp thu mới về ngôn ngữ ngôn từ trong thơ ca, sự hình thành báo chí Việt Nam bằng chữ quốc ngữ.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, địa vị của chữ quốc ngữ đã được khẳng định. Các lớp học chống nhằm cải thiện ngôn ngữ chữ viết cho người dân Việt mở ra. Và chỉ trong một thời gian ngắn ngôn ngữ này đã phổ biến khắp đất nước ta. Từ đây sự phát triển của tiếng mẹ đẻ ngày càng rộng mở. Và càng trở nên phong phú theo thời gian và trở thành ngôn ngữ mà chúng ta đang sử dụng học tập và làm việc hằng ngày. Chúng ta có quyền tự hào vì ngôn ngữ than thương của dân tộc.

Như vậy bài viết của chúng tôi không chỉ giúp các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về bảng chữ cái tiếng Việt, qua đây chúng ta còn biết thêm cách phát âm của nó và lịch sử hình thành nên tiếng mẹ đẻ. Tin tưởng rằng bạn càng thêm yêu thích tiếng Việt và trân trọng nó.