​Học bảng chữ cái tiếng hàn nhanh và hiệu quả

Một trong những việc làm phát triển bản thân và giúp con người tiếp cận với nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp hơn đó là việc học một ngôn ngữ mới. Trong số những ngôn ngữ được các bạn trẻ Việt Nam chú ý nhiều nhất hiện nay, tiếng Hàn hẳn là một lựa chọn tối ưu của nhiều bạn. Hiểu được điều đó bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến bảng chữ cái tiếng Hàn– rào cản đầu tiên mà bạn cần vượt qua để có thể nghe nói đọc viết tốt.

1. Tìm hiểu chung về bảng chữ cái tiếng Hàn

Bảng chữ cái tiếng Hàn bao gồm 21 nguyên âm và 19 phụ âm tương tự với cách chia bảng chữ cái trong các ngôn ngữ như Anh, Việt…. Ngoài ra nó còn được gọi bằng một cái tên khác Hangeul. Được sáng tạo trong khoảng giữa thế kỉ 15, bảng chữ cái ra đời đáng dấu một bước lớn trong nền văn hóa nước nhà. Dưới đây là một số mẫu bảng chữ cái các bạn cùng tham khảo:

bảng chữ cái tiếng Hàn

Cách viết bảng chữ cái tiếng Hàn khác biệt hoàn toàn so với tiếng Việt và ngôn ngữ quốc tế tiếng Anh, tuy nhiên sẽ có những quy tắc cách viết giúp bạn nắm vững và chinh phục nó. Vì vậy nếu đã xác định học tiếng Hàn, bạn hãy đừng lo lắng nhé.

2. Cách phát âm tiếng Hàn

Bảng nguyên âm tiếng hàn

phát âm bảng chữ cái tiếng Hàn

Đối với nguyên âm

STT Phân loại Chữ cái Phát âm Ví dụ
1 Nguyên âm đơn  ㅏ

(아)

Phát âm là “a” giống trong tiếng việt, không thay đổi cách gọi ngay cả khi ghép nó với phụ âm “ch” Trong tiếng Việt “a” ghép với “ch” thành “cha” hoặc thành “ach” nhưng trong tiếng Hàn “a” ghép với “ch” lại được đọc là “at”

아이 (a i) Em bé

아버지 (abeoji) Cha

 

 

 

2

(어)

Phụ thuộc theo vùng địa lí, theo chiều từ nam lến bắc thì phát âm “o” càng dễ nhận ra. Ngoài ra ở một số vùng phát âm tương tự âm “ơ” của tiếng Việt và đôi khi ta nghe giống âm “â” 에서 = ê xơ

안녕 = an nyơng hoặc an nyâng

어머니 (eomeoni) Mẹ

 

 

3

( 오 )

Có cách phát âm nghe giống hệt âm “ô” trong tiếng Việt. khi theo sau nó là “k” hoặc “ng” thì âm sẽ được kéo dài hơn.

 

Ví dụ : 소포 = xô p’ô

항공 = hang kôông

4

(우)

phát âm là “u” như trong tiếng Việt , nhưng nếu sau “u” là “k” hoặc “ng” thì được kéo dài hơn một chút.

 

 

배우(diễn viên)
5  ㅡ

(으)

phát âm tương tự như “ư” trong tiếng Việt 으뜸 (eutteum) Chăm sóc

 

6

(이)

phát âm tương tự như “i” trong tiếng Việt 이유 (iyu) Lí do

이 것 (igeos) Điều này

 

7

(에)

phát âm tương tự như “ê” trong tiếng Việt nhưng mở hơn một chút.
8  ㅐ

(애)

phát âm tương tự như “e” trong tiếng Việt, đôi khi nghe sang âm “a” nhiều hơn

 

매미(ve sầu)
9 Nguyên âm ghép

 

ㅣ + ㅏ = ㅑ (야)  

Ya

 

 

야곡 (yagog) Dạ khúc

분야 (bun-ya) Cánh đồng

 

10 ㅣ + ㅓ = ㅕ

(여)

여우 (yơ u) con cáo

여객 (yeogaeg) Hành khách

 

11 ㅣ + ㅗ = ㅛ

(요)

 

요가 (yoga) Yoga

요건 (yogeon) Yêu cầu

 

12 ㅣ+ ㅜ = ㅠ

(유)

yu 유감 (yugam) Hối tiếc

뮤직 (myujig) Âm nhạc

 

13 ㅣ+ ㅔ = ㅖ

( 예)

14 ㅣ + ㅐ = ㅒ

(얘)

ye

 

15 ㅗ + ㅏ = ㅘ

(와 )

oa

16 ㅗ + ㅐ = ㅙ

(왜)

oe
17 ㅜ + ㅓ = ㅝ

(워 )

18 ㅜ + ㅣ = ㅟ

(위)

uy
19 ㅜ + ㅔ = ㅞ

(웨)

20 ㅡ + ㅣ = ㅢ

(의)

ưi/ê/i 의자(cái ghế)
21 ㅗ + ㅣ = ㅚ

(외)

Nhận xét:

– ㅢ :

Khi đứng đầu tiên trong câu, từ độc lập thì đọc là “ưi”

Khi đứng giữa câu đọc là “ê”

Khi đứng cuối câu hoặc của một từ độc lập ta phát âm là “i”

– ㅚ : có cách viết là “oi”. Tuy nhiên khi phát âm ta sẽ nghe âm “uê” giống trong chữ Quốc ngữ
– không đọc “ㅇ” trong các trường hợp nguyên âm đứng trước nó đứng độc lập trong từ hoặc câu.

Các nguyên âm luôn đi kèm với phụ âm

Đối với phụ âm

phụ âm bảng chữ cái tiếng Hàn

Phần phụ âm luôn làm khó người học, bởi so với các phiên âm mà bạn đã học đọc một cách thông thường nó còn bị biến âm. Tuy nhiên nó không khó như bạn nghĩ, quan trọng bạn cần chú ý đến một số quy tắc để có thể học tập tốt nhất.

Phần phát âm của phụ âm luôn làm khó người đọc bởi sau khi kết hợp với các nguyên âm, tạo thành âm tiết thì nó lại bị biến âm so với các phiên âm bạn đọc đơn thuần. Nó phân ra làm 3 kiểu phát âm giống nhau như:

Phụ âm câm: có tác dụng làm đầy âm chứ không được bật ra tiếng. ví dụ trong trường hợp với phụ âm: “ㅇ”, nó xảy ra khi không có phụ âm nào đứng trước

Phụ âm bật hơi: ví dụ như ㅊ (ch,j), ㅌ (th),ㅋ (kh),ㅍ (ph) chính là dạng âm bật hơi. Bạn cần phải bật âm thật mạnh sau đó đẩy không khí đi qua miệng.

Phụ âm cuối: đây là phụ âm đứng cuối cùng của một âm tiết trong tiếng Hàn, nó có khá nhiều cách biến âm khác nhau trong đó chỉ có duy nhất 7 phụ âm cuối khi đứng ở vị trí cuối câu là bạn cần phát âm ra tiếng.

+ ㄵ, ㄶ, ㄼ, ㅄ là những phụ âm đôi được phát âm theo các phụ âm đứng phía trước.

+ ㄺ, ㄻ là những phụ âm đôi được phát âm theo các phụ âm đứng phía sau.

3. Một số lời khuyên để học tốt bảng chữ cái

Học tốt bảng chữ cái tiếng hàn, điều quan trọng nhất là chăm chỉ. Và những yếu tố bạn không thể bỏ qua như:

Tìm hiểu lộ trình học hợp lí: bạn có thể chia bảng chữ cái theo ngày để học tập thật kĩ và chắc chắn nhất. Ngoài ra hãy lặp đi lặp lại những chữ cái đã học theo một khoảng thời gian nhất định.

Học thuộc mặt chữ: thuộc mặt chữ là cách hay giúp bạn nhớ được chữ cái với những nét chuẩn xác nhất. Thay vì nhớ mặt chữ khô khan bạn cũng có thể liên tưởng nó tới những thứ thú vị hay gặp trong cuộc sống.

Tích lũy đều đặn mỗi ngày: thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. vậy nên hãy kiên trì mỗi ngày. Nó cũng có thể trở thành thói quen bạn không chỉ dung để học bảng chữ cái tiếng hàn mà còn các ngôn ngữ và công việc khác nữa.

Đừng học một mình: học một mình có thể khá nhàm chán và dễ bỏ cuộc. Thay vì như vậy bạn có thể tìm cho mình những người bạn cùng mục tiêu để cùng học tập thật tốt nhé.

4. Lịch sử bảng chữ cái tiếng Hàn

Trước khi bảng chữ cái tiếng Hàn-Hangeul ra đời, người Hàn Quốc không có chữ viết riêng cho riêng mình. Vào những năm 1443 sau Công Nguyên, người Hàn Quốc chủ yếu sử dụng kí tự người Hoa, nhưng nó khá phức tạp và gây ra rất nhiều khó khăn cho người viết. Từ đây nhu cầu đòi hỏi một ngôn ngữ mới ra đời. Vị vua Sejong và các vị học giả đã tìm kiếm và sáng tạo ra ngôn ngữ mới với cái tên ban đầu là Hunmin Jeong-eum (訓民正音), với ý nghĩa là “Chính âm để trị dân”. Bao gồm 11 nguyên âm và 17 phụ âm.

Từ năm 1913 Ju Si-kyung( một nhà nghiên cứu tiếng Hàn nổi tiếng) sau một quá trình nghiên cứu đã đưa ra cái tên Hangeul (đại văn tự) dựa vào việc ghép hai từ han (한) và geul (글). Từ “Han” có nghĩa là vĩ đại, to lớn, còn “geul” mang ý nghĩa là chữ viết. Cho đến năm 1933, bảng chữ cái được rút gọn hơn chỉ gồm 24 chữ cái. Với sự kết hợp hài hòa giữ nguyên âm và phụ âm, bảng chữ cái dần hoàn thiện cho đến thời điểm hiện nay mà chúng ta đang học tập và làm việc.

Cuối cùng từ những thông tin chúng tôi chia sẽ phía trên, hi vọng rằng bạn có thêm những kiến thức và kĩ năng để có thể chinh phục được bảng chữ cái tiếng Hàn, tạo tiền đề cho việc học tốt tiếng Hàn sau này.