Trúng gió là gì? Cách phòng tránh trúng gió

Trúng gió là một hiện tượng khá phổ biến đối với mọi người đặc biệt là trẻ em và người già. Chắc hẳn trong số chúng ta cũng chưa biết chính xác về hiện tượng này phải không. Vậy thì bài viết này sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về trúng gió là gì? Nguyên nhân gây trúng gió và cách khắc phục kịp thời nhé.

Trúng gió là gì?

1. Trúng gió là gì?

Trúng gió là một thuật ngữ mà dân gian Việt Nam hay dùng để chỉ hiện tượng gió độc t.ấ.n c.ô.n.g vào cơ thể gây tổn hại đến sức khỏe như buồn nôn, chóng mặt. Nếu biết xử lý kịp thời thì sau vài ngày cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại.

2. Trúng gió xảy ra khi nào?

Thông thường trúng gió xảy ra khi thời tiết giao mùa hoặc thời tiết thay đổi thất thường, khi lúc nóng lúc lạnh, gió độc,….

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị trúng gió nếu không chú ý.

Trẻ em và người già, người có tiểu xử hạ đường huyết cần thận trọng hơn.

Đặc biệt là người bệnh cơ thể yếu, đang có bệnh trong người sẽ khó thích nghi được với sự thay đổi của thời tiết nên dễ bị trúng gió hơn.

3. Những biểu hiện khi bị trúng gió

Biểu hiện thông thường hay gặp phải là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…và cảm thấy ớn lạnh tay chân bủn rủn,…

4. Nên làm gì khi bị trúng gió

Trúng gió nếu để lâu sẽ gây nguy hiểm đến các cơ quan trên cơ thể. Tuy nhiên nó không hẳn nghiêm trọng nếu xử lý kịp thời và có thể ngay tại nhà. Thông thường sẽ dùng các cách điều trị sau:

  • Có thể dùng các loại thuốc tây y có các thành phần giảm đau, kháng histamin và có thể bổ sung thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng co cơ thể.
  • Không chỉ điều trị bằng thuốc tây y, thuốc đông y cũng là một biện pháp rất phổ biến để trị bệnh trúng gió.
  • Chúng ta có thể sử dụng cách cạo gió (vùng cổ, bụng, lưng,…)

Lưu ý: không dùng cách này đối với phụ nữ có thai và người cao huyết áp.

  • Trà gừng và nước gừng tươi là thức uống không thể thiếu khi bị trúng gió.
  • Đối với bệnh nhân ngất xỉu, thì phải bấm huyệt nhân trung ở dưới mũi.
  • Sau khi bệnh nhân tỉnh táo thì có thể cho ăn cháo hành,…để hồi sức.
  • Đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân không tỉnh lại cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

5. Cách phòng tránh trúng gió

Mùa hè nên bật điều hòa phù hợp, không nên để nhiệt độ thấp vào ban đêm,…

Sau khi bạn ra khỏi phòng có điều hòa, bạn nên đứng ở cửa 1 lúc để tránh sốc nhiệt môi trường bên ngoài.

Nếu ra ngoài vào lúc thời tiết lạnh, đặc biệt là ban đêm bạn cần phải khoác thêm áo để tránh khí lạnh,…

Khi bị lạnh cơ thể không nên uống rượu bia để làm ấm cơ thể.

Nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng để lưu thông mạch máu cho cơ thể

Cảm ơn bạn đọc, chúc bạn một ngày làm việc và học tập vui vẻ tràn đầy sức sống.