Tết trùng cửu là gì?
Khi nói đến tết trùng cửu, chúng ta còn thấy khá xa lạ vì chúng ít được mọi người quan tâm tới. Tuy nhiên, tết trùng cửu cũng đã có lịch sử rất lâu đời và được duy trì cho đến ngày nay ở một số vùng miền. Vậy nguồn gốc của tết trùng cửu này từ đâu và nó được bắt nguông từ ngày này. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé.
I. Nguồn gốc của tết trùng cửu
Tể trùng cửu có nguồn gốc từ đời nhà Hán. Tết trùng cửu rơi vào ngày 9/9 âm lcihj, chính vì thế mà nó có tên là tết trùng cửu do có 2 số 9 trùng nhau, số 9 trong từ Hán Việt là cửu.Cửu ở đây mang ý nghĩa là sự vĩnh cửu, mãi mãi trường tồn với thời gian.
Tết này có có tên gọi khác là tết trùng dương hay tết hoa cúc. Tương truyền, vào đời nhà Hán có một người tên là Hoàng Cảnh đi học đạo tiên của một vị tiên trên núi. Một hôm, vị đạo tiên này nói với Hoàng Cảnh là ngày 9/9 này nhà ngươi sẽ có một đại nạ. Để tránh địa nạ này thì cần phải đưa người nhà, vợ con lên núi tránh nạn, hết ngày này thì mới được về. Hoàng Cảnh làm theo lời tiên đoán và quả nhiên, khi về tới nhà thì tất cả vật nuôi trong nhà đều bị chết sạch vì bệnh dịch. Từ đó, mọi nhà lấy ngày 9/9 là ngày tết trùng cửu.
II. Tết trùng cửu có ý nghĩa gì?
Vì nguồn gốc của tết trùng cửu nên cho đến ngày nay, mọi người vẫn giữ các tập tục trong ngày này. Trong ngày tết trùng cửu, mọi người đều lên những vùng cao để có thể ngắm cảnh vật thiên nhiên, hòa mình vào với thiên nhiên. Mọi nhà làm bánh cao và ăn bánh cao. Từ ‘cao” ở đây có ý nghĩa nhắc nhở mọi người phải đi lên vùng cao. Bánh cao sẽ được làm thành 9 tầng như một tòa tháp, trên tầng cao nhất sẽ đặt 2 con dê với ý nghĩa là trùng dương. Chín tầng của bánh tượng trương cho cửu.
Ngày nay, ở một số nơi, tết trùng cửu có ý nghĩa giống như tết đoan ngọ. Mọi nhà trong ngày tết trùng cửu đều ăn bánh cao và uống trà hoa cúc.