Gia trưởng là gì?

Chúng ta đều biết rằng sự đổ vỡ trong hôn nhân đều bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là bắt nguồn từ sự gia trưởng của người đàn ông, vậy bạn đã hiểu gia trưởng là gì? Gia trưởng thời nay như thế nào? Biểu hiện của người gia trưởng,… Nếu chưa thì hãy đọc tiếp để tìm câu trả lời của bạn nhé.

Gia trưởng là gì?

1. Gia trưởng là gì?

Gia trưởng được hiểu là người làm chủ của gia đình. Người gánh vác những công việc và phải có trách nhiệm cao nhất trong gia đình.

Cụm từ “gia trưởng” có nguồn gốc từ ngày xưa, từ thời Nho giáo.Với định kiến cổ hủ lạc hậu, mang ý nghĩa trọng nam khinh nữ.

Ngoài ra, việc trị quốc cũng có liên quan chặt chẽ trong việc người trụ cột trong gia đình phải có trách nhiệm quan trọng trong việc “tề gia” và “trị quốc”. Bởi vì theo quan điểm của họ, chỉ có những người đàn ông mới có khả năng đem lại cho gia đình một cuộc sống hạnh phúc, đất nước mới ấm lo.

2. Gia trưởng trong cuộc sống hiện đại là gì?

Cụm từ: gia trưởng ám chỉ những người đàn ông có tính cách độc đoán, bảo thủ,… Họ chỉ thích sai bảo người khác và bắt người khác phải nghe và làm theo ý kiến, quyết định của mình.

Họ là người có cái tôi rất lớn. Hầu hết những người gia trưởng thường cứng nhắc, khô khan, dễ nóng giận,… vô cớ. Trong công việc những người có tính gia trưởng có thể dễ dàng thành công nhưng lại không biết cách quản lí, luôn tạo áp lực cho mọi người. Và đôi khi dẫn đến thất bại trong công việc khi về dài sau này.

Trong mối quan hệ gia đình, họ luôn khiến cho mọi người cảm thấy nặng nề và không mấy hài lòng khi tiếp xúc với mình, và khiến cho 2 bên không được thoải mái.

Nếu là một người phụ nữ hiện đại, có tính tự lập và yêu cuộc sống tự do thì chắc hẳn bạn sẽ không lựa chọn người đàn ông gia trưởng phải không nào? Hãy nêu ý kiến của mình dưới phần bình luận nhé.

3. Dấu hiệu nhận biết đàn ông có tính gia trưởng

Việc nhận biết dấu hiệu của đàn ông có tính gia trưởng là hết sức cần thiết. Dưới đây là một câu chuyện dở khóc dở cười “17 năm về quê nội, Tết 2021 vợ dở chứng đòi về ngoại” được đăng trên báo điện tử Dân trí gần đây.

Tình huống trong câu chuyện là sự bất đồng về việc ăn Tết quê nội hay ngoại của một cặp vợ chồng ở Hà Nội. Trong suốt 17 năm kể từ khi kết hôn, người vợ đều nghe theo ý chồng là về quê chồng ở Thái Bình ăn Tết đến khoảng mùng 4, 5 mới ngược lên Lào Cai quê vợ tầm 1-2 ngày rồi về Thủ Đô. Có những năm bận việc, mưa rét thì không về nữa.

Tuy nhiên, Tết năm nay, người vợ nằng nặc đòi về ăn Tết bên ngoại vì bố mẹ mình đã già, Tết nào cũng lủi thủi không có con cái bên cạnh (nhà vợ có hai chị em gái thì cả hai đều lấy chồng xa).

Sau quyết định đó của vợ, người chồng đùng đùng nổi giận và cho vợ một tuần suy nghĩ, nếu vợ không thay đổi ý kiến, thì sẽ ly hôn.

Nếu như bạn đặt mình trong vị trí này thì bạn sẽ xử lí ra sao hãy bình luận để chúng tôi biết nhé.

Ngoài ra còn có các dấu hiệu như:

  • Quản lý và kiểm soát mọi việc của bạn
  • Ghen tuông một cách thái quá
  • Luôn tự cho mình là đúng
  • Không muốn bạn nhận sự giúp đỡ nào khác ngoài anh ta
  • Thường sử dụng bạo lực
  • Không san sẻ công việc nhà với bạn
  • Luôn đổ lỗi cho người khác.

Qua bài viết này, Tôi hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn người yêu và người chồng tương lai phù hợp với mình nhé. Cảm ơn bạn đọc.